Do thác cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột chừng 26km nên cũng rất dễ dàng và thuận tiện để bạn di chuyển đến đây. Bạn có thể di chuyển bằng phương tiện xe máy hoặc đi xe bus.
Với 30.000 đồng/vé/người lớn, được free thêm một ly cà phê, bạn sẽ thoải mái tham quan, vui chơi, check-in ở các nhà sàn, vườn hoa, xe ngựa, đi cầu treo sang thác Dray Sáp hoặc thưởng thức Cà phê Trung Nguyên thơm ngon, ngắm phong cảnh hữu tình.
Sau khi trải qua cuộc thám hiểm đầy kích thích trong hang đá, các du khách có thể thảnh thơi đi tham quan cảnh đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi rừng nơi đây. Ngay dưới chân thác là hồ nước rộng với làn xanh trong vắt mát lành, mang nét đặc trưng của nước non nơi núi rừng. Không ồn ào dữ dội như dòng nước từ trên thác đổ xuống, sóng nước trong hồ mang nét đẹp hiền hòa, êm dịu hơn. Nhấp nhô giữa sóng nước là hàng trăm các mỏm đá lớn nhỏ với đủ mọi hình thù, chúng yên tĩnh nằm ở đó từ ngày này qua tháng khác, là nơi ẩn náu trú mình của những loài cá nhỏ.
Từ thành phố Kon Tum đến thác Pa Sỹ gần 55 km, mất hơn 1 giờ đồng hồ di chuyển bằng xe ô tô. Xe chở chúng tôi xuyên qua khu rừng nguyên sơ của đại ngàn Tây Nguyên trên quốc lộ 24. Con đường hẹp rợp bóng mát với những hàng cây thông cao vút xanh tươi hai bên đường khiến chúng tôi cảm giác thư thái đến lạ lùng. Khẽ khàng kéo cửa kính ô tô xuống, một chút hương vị ngọt ngào và tinh khiết của nhựa thông chợt ùa vào trong xe, hít một hơi thật sâu, bạn sẽ chợt thấy mọi điều buồn phiền đều tan biến và tràn trề sinh lực.
Giữa muôn vàn cảnh đẹp của tạo hóa trao tặng cho vùng đất Tât Nguyên, thác Pa Sỹ hiện lên như một điểm đến lý tưởng cho những người đam mê khám phá như chúng tôi, để một lần được hòa mình với cuộc sống thiên nhiên. Là địa điểm du lịch mới khai thác của tỉnh Kon Tum, thác Pa Sỹ vẫn còn giữ nguyên vẹn hồn thiên nhiên sắn có mà bất cứ ai đến đây cũng phải choáng ngợp.
Nằm cách thành phố Pleiku khoảng 45km về phía đông nam, thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc xã Dun, huyện Chư Sê. Thác có độ cao chừng 45m, với không gian thoáng đãng, không khí trong lành, một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi có dịp về thăm phố núi .
Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động. Để đặt chân xuống thác nước kì vĩ này thì du khách phải đi qua một hệ thống cầu thang dài vững chắc được xây bằng sắt rất chắc chắn. Bên dưới là hàng trăm phiến đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau tạo nên những hình thù kì thú. Không gian càng trở nên thơ mộng hơn, khi hòa giữa âm thanh tiếng thác nước chảy là sự pha trộn của tiếng suối và những loài chim hót véo von trên những cây cổ thụ bên cạnh.
Thêm một điều tuyệt vời khác là nơi đây luôn có sự xuất hiện của cầu vồng. Khi nắng lên chiếu ngang qua những làn hơi nước, tạo nên những cầu vồng bắt mắt, sẽ khiến du khách không khỏi trầm trồ. Thế nên, nếu có dịp đến khám phá thác, bạn nhớ đem theo máy ảnh để lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời này.
Thác K50 hay còn được gọi bằng cái tên thác Hang Én, nằm ở phần giáp ranh giữa Gia Lai và Bình Định, thuộc huyện Kbang (Gia Lai), cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 80km. Hiện nay trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng có trên 8 con thác khác nhau nhưng đẹp và hùng vĩ nhất là thác Hang Én. Kế đến là thác K40 hay còn gọi thác Ba Tầng, cũng được xem là một trong những dải thác đẹp ở Tây Nguyên.
Hành trình chinh phục thác Hang Én đúng nghĩa là “trèo đèo lội suối” bởi giữa rừng chỉ có những con đường mòn len lỏi trong cây lá rậm rạp, buộc phải lội và leo qua nhiều suối siết, dốc cao hiểm trở. Gặp phải rắn hay vắt lá là chuyện bình thường.
Thác có độ cao khoảng 54 m, rộng từ 20 m đến 100 m tùy theo mùa, nước chảy xiết, mạnh, lượng nước nhiều, chảy theo chiều thẳng đứng tạo sương mù và cầu vồng rất đẹp.
Dưới chân thác, những khối đá với muôn hình dạng kì thú, xếp chồng lên nhau tạo thành những bậc thang đứng sừng sững giữa dòng nước xanh bạc, mờ ảo trong bụi nước.
Cắm trại qua đêm tại đây cũng là một trải nghiệm khá thú vị và có phần rùng rợn. Vào những ngày mùa khô, nắng ráo là thời điểm lý tưởng để ngắm sao đêm và thưởng thức cái lạnh đặc trưng của cao nguyên. Ngoài ra, bạn còn có thể giăng lưới bắt cá ở suối và nhóm lửa nấu ăn theo chỉ dẫn của cán bộ Kiểm lâm đi cùng.
Nằm ở phía nam thành phố ngàn hoa Đà Lạt khoảng 50km về hướng huyện Đức Trọng. Nếu bạn đi từ phía dưới lên hướng quốc lộ 20. Đến khoảng cây số 260 thuộc huyện Đức Trọng, rẽ trái và đi vào thêm khoảng 6km. Quý du khách sẽ bắt gặp một ngọn thác hoang sơ và hùng vĩ bậc nhất của núi rừng Tây Nguyên.
Nơi này được người dân địa phương gọi là thác Pongour. Hay còn tên gọi khác thác Bảy tầng bởi dòng thác này chảy qua hệ thống đá bậc thang 7 tầng với độ cao gần 40m.
Đường vào khu du lịch thác pongour là khung cảnh khá yên bình và nên thơ. Nếu bạn đi vào tháng 10, 11 sẽ bắt gặp hình ảnh hoa dã quỳ nở rộ. Tạo nên con đường cong cong dẫn vào thác một màu vàng ươm đẹp mắt đến ngỡ ngàng.
Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của thác vẫn còn được nơi đây lưu giữ. Quanh thác được bao bọc bởi một cánh rừng nguyên sinh có tổng diện tích khoảng 2,5 ha. Với thảm thực vật vô cùng đa dạng, phong phú. Nơi đây còn rất nhiều cây cổ thụ, muông thú quý hiếm sinh sống.
Nằm cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 18km theo hướng đông bắc, cách thành phố du lịch Đà Lạt khoảng 100km đi xuống và 200km từ TP.HCM đi lên theo quốc lộ 20, qua những đồi chè, cà phê, cây ăn trái xanh ngát, du khách sẽ đến với khu du lịch sinh thái Đambri và thưởng thức cảnh đẹp hùng vĩ cùng với khí hậu trong mát của rừng nguyên sinh Nam Tây Nguyên. Đambri theo tiếng K’Ho nghĩa là đợi chờ gắn liền với truyền thuyết đẹp về tấm lòng son sắt của người thiếu nữ dành cho chàng trai mình yêu.
Thác Dambri được coi là thác lớn nhất Lâm Đồng với chiều cao 60m, tạo thành 2 dòng chảy cao thấp rất hùng vĩ. Đường vào thác có một cầu xi măng dài hơn 20m bắc ngang suối, gần đỉnh thác. Đứng trên cầu, khách du lịch có thể hoàn toàn thoải mái thưởng thức cảnh tượng hùng vĩ của dòng nước cuồn cuộn đổ từ đỉnh thác xuống.
Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi xa vài km còn nghe thấy tiếng. Xung quanh thác là một khu rừng hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ chưa mấy người khám phá, diện tích gần 300ha với đủ loài chim. Nhiều cây cổ thụ quý hiếm như sao, kền kền, dổi… gốc to tầm vài ba vòng tay người ôm cũng có mặt ở đây
Cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 30km theo hướng về Thành phố Hồ Chí Minh, thác Dray Nur có chiều dài 250m, nối liền địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Từ độ cao hơn 30m, dòng thác nghiêng mình đổ xuống sông sâu, tạo nên một bức tranh thiên nhiên huyền diệu.
Giữa đại ngàn Tây Nguyên, Đray Sap như một dải lụa trắng mềm mại, thướt tha đang uốn mình trong cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Chính sự kết hợp giữa nước và cây cỏ đã tạo nên vẻ đẹp nên thơ, hùng vĩ của thác nước được ví như là một chàng trai đang ngủ quên giữa núi rừng này.
Không chỉ khiến nhiều du khách phải nao lòng trước vẻ đẹp nên thơ, trữ tình mà chính những giá trị văn hóa, lịch sử gắn liền với địa danh này cũng đủ để níu chân nhiều du khách khi đặt chân tới vùng đất đỏ đầy nắng và gió này.
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG DU LỊCH NAM Á CHÂU
Trụ sở chính: 219 Phạm Ngũ Lão, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1, TP. HCM.
Tel: 028.38. 38.38.79 – 028.39.39.39.99 -0903.847.068
Giấy phép lữ hành quốc tế : 79-487/2013/TCDL-GPLHQT
VP Đà Nẵng: 208B Nguyễn Duy Trinh, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Tel: 023.636.014.99 – 0976.57.58.59
VP Hà Nội: Số 6 Bát Đàn, Phường Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Tel: 024.39.377.377 – 0973.08.23.28
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 24/7 TOÀN QUỐC: 0978.57.58.59
Ngày đăng: 20 Tháng Mười Một, 2024
Ngày đăng: 9 Tháng Mười Một, 2024
Ngày đăng: 30 Tháng Mười, 2024
Ngày đăng: 28 Tháng Mười, 2024
Ngày đăng: 24 Tháng Chín, 2024
Ngày đăng: 26 Tháng Tám, 2024
Ngày đăng: 31 Tháng Bảy, 2024
Ngày đăng: 3 Tháng Bảy, 2024
Ngày đăng: 1 Tháng Bảy, 2024
Ngày đăng:
Ngày đăng: 24 Tháng Sáu, 2024
Ngày đăng: 22 Tháng Năm, 2024